Nguyên nhân dẫn đến cháy động cơ và cách kiểm tra động cơ bị cháyNEW 

Hiện nay, trong bất kì lĩnh vực nào từ nông nghiệp đến công nghiệp đều đã và đang áp dụng máy móc vào đời sống, nhằm tăng gia sản xuất và giải phóng bớt sức lao động cho con người. Chính vì vậy, động cơ điện có mặt ở hầu hết mọi nơi tuy nhiên không phải ai cũng đủ chuyên môn để có thể sửa chữa hay bảo trì chúng khi gặp sự cố như hỏng hóc, chập điện, cháy nổ…Bài viết dưới đây của Dolin sẽ hướng dẫn cho các bạn cụ thể nguyên nhân và cách kiểm tra động cơ mỗi khi bị cháy. Theo dõi cùng mình nhé!

Bốn nguyên nhân khiến động cơ điện ba pha bị cháy và cách kiểm tra

1. Mất pha ở nguồn cấp điện

Động cơ điện ba pha có 3 dây pha được đặt nhau lệch góc 120 độ, mỗi pha đều chịu một điện áp và dòng điện như nhau, vì vậy khi nguồn điện gặp sự cố không cấp điện vào 1 pha của động cơ sẽ gây ra quá dòng trên 2 pha còn lại. Mỗi động cơ đều có khả năng chịu quá nhiệt, nếu vượt ngưỡng thời gian cho phép động cơ sẽ cháy.

Cách kiểm tra:

Khi tháo nắp động cơ, tách rời rotor và stator nếu thấy dây Emay (dây đồng có vỏ cách điện) có một số ít cuộn không bị cháy đen so với toàn bộ thì khả năng pha bị mất nằm ở chính những cuộc dây quấn không bị ảnh hưởng đó.

Đồng thời kiểm tra dây nối trong cầu chì đã bị đứt hay chưa, contactor (khởi động từ) có tiếp điểm không ăn điện hay không, vị trí đấu nối 3 pha giữa nguồn điện và động cơ, nếu ốc hay bulong lỏng thì có thể là các nguyên nhân dẫn đến mất pha.

2. Quá tải kéo dài

Quá tải là hiện tượng dòng điện vượt quá dòng định mức của động cơ điện. Nguyên nhân quá tải đến từ nhu cầu sử dụng vượt mức công suất động cơ. Tình trạng quá tải kéo dài sẽ làm động cơ chịu lực kéo quá mạnh, không kéo được, kẹt cứng, tốc độ động cơ chậm làm nóng chảy lớp cách điện của dây Emay gây ra trường hợp chập cháy.

Cách kiểm tra:

Kiểm tra bộ phận ngắt điện tự động của contactor (khởi động từ) xem có chỉnh quá dòng cho tải hay không, có thể vì để động cơ khởi động được nên người sử dụng đã chỉnh cho chỉ số dòng quá tải cao hơn bình thường dẫn đến khi hoạt động làm cháy động cơ.

3. Kết cấu cơ khí

Mọi nguyên nhân gây chập và cháy động cơ đều đến từ hiện tượng phát nóng của các bộ phận cấu tạo. Lí do có thể do bị hư các gối trục, vòng bi trong bạc đạn, ổ trượt hay các chi tiết khác hoạt động lâu ngày không được bôi trơn, đồng thời phải ma sát nhiều trong khi vận hành dẫn đến sự cọ xát, nóng lên và gây cháy.

Cách kiểm tra:

Mở nắp động cơ, quan sát xung quanh stator nếu có các vết xước bóng do va chạm giữa stator và rotor thì khả năng bạc đạn đã bị mòn và hư hỏng. Kiểm tra xem vỏ bọc cách điện của dây Emay có bị bong tróc hay không, có thể trong quá trình sản xuất dây quá mảnh cùng với lực kéo lớn làm rạn lớp sơn cách điện này.

4. Điều kiện môi trường

Khi phải hoạt động một thời gian dài trong môi trường có nhiệt độ quá cao, thường xuyên bụi bặm, chứa hơi nước cũng là một trong các nguyên nhân làm động cơ hỏng hóc, cháy nổ.

Cách kiểm tra:

Đối với động cơ không có khả năng chống nước, quan sát các cuộn dây quấn nếu chỉ có vài chỗ bị nám đen xung quanh thì có thể động cơ bị nước bắn vào gây phóng điện ngay tại vị trí tiếp xúc dẫn đến cháy nổ.

 

Để tham khảo và hiểu sâu hơn những lỗi thường gặp ở động cơ điện 3 pha, các bạn có thể truy cập vào bài viết sau: Những lỗi thường gặp ở động cơ 

Trên đây là những chia sẻ đến từ nhà Dolin, các bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sửa chữa hay bảo trì động cơ 3 pha đã bị cháy nổ. Nếu cần thiết, hãy liên hệ đội ngũ nhân viên tư vấn từ công ty chúng mình để thay thế 1 động cơ mới nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201
Chat Zalo
Gọi điện ngay