Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Động Cơ Điện Để Đạt Độ Bền NhấtNEW 

Ắt hẳn các bạn luôn nhận thức được rằng tất cả mọi sự vật đều có tuổi thọ của riêng bản thân nó đúng không nhỉ? Đối với DOLIN, ngoài sự sống của con người thì các thiết bị điện như động cơ, biến tần…cũng là một bản thể sống luôn luôn cần được duy trì tuổi thọ để có thể phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng, đảm bảo đem lại sự an toàn cũng như thời gian vận hành lâu nhất. Bài viết hôm nay DOLIN muốn gửi đến bạn đọc một số lưu ý khi sử dụng động cơ điện để tối ưu được độ bền. Theo dõi cùng mình nhé!

  1. Tránh để động cơ điện bị phát nóng

Nhiệt độ là yếu tố quyết định chính đến tuổi thọ của động cơ vì theo lý thuyết, khi tăng nhiệt độ của thiết bị lên 8 độ C so với nhiệt độ cho phép tối đa thì nguy cơ làm giảm tuổi thọ lớp cách điện đến 50%. Độ bền cơ không còn sự tin cậy là nguyên nhân tiềm ẩn làm cho động cơ dễ gặp các vấn đề trục trặc, hư hỏng dẫn đến hiệu suất làm việc không cao, tốn kém chi phí sửa chữa và trong trường hợp bất khả kháng nhất sẽ phải thay mới thiết bị.

Vậy động cơ điện thường sẽ phát nóng vì những lí do nào? Câu trả lời có thể đến từ các nguyên nhân như quá tải kéo dài, nhiệt độ môi trường vốn dĩ đã cao, vị trí địa lý không đúng quy định, kết cấu cơ khí bị hỏng hóc…

Để tường tận hơn, các bạn có thể truy cập vào 2 liên kết bên dưới, DOLIN đã có bài viết cụ thể cho vấn đề phát nóng này.

Nhiệt độ cho phép của động cơ

Cách giảm dòng khởi động cho động cơ

  1. Kiểm tra tiếng ồn phát ra từ động cơ điện

Lắng nghe những âm thanh phát ra từ động cơ là cách để các bạn có thể đoán bệnh cho động cơ một cách tiết kiệm, ít thời gian trong việc nắm rõ các vấn đề nhất.

Nếu âm thanh phát ra bất thường như tiếng rít cọ xát có thể do vòng bi, bạc đạn trong quá trình làm việc lâu dài đã bị hao mòn, hết dầu bôi trơn cần kiểm tra và bôi mỡ bò với một lượng vừa đủ khoảng 2/3 nắp mỡ.

Ngoài ra, tiếng ken két va chạm có thể là kết quả của việc hỏng hóc, có bộ phận bị rơi vỡ khỏi kết cấu cố định ban đầu. Cần tìm hiểu nguồn gốc phát ra tiếng kêu trước khi thực hiện sửa chữa bởi bất kì một sự hấp tấp nào cũng đều tốn kém về vật chất.

  1. Kiểm tra công suất tải

Muốn động cơ làm việc lâu bền thì buộc người sử dụng phải hiểu rõ khả năng hoạt động tối đa mà công suất động cơ có thể kéo được. Nắm rõ thông số công suất định mức từ nhà sản xuất trước khi cho phép động cơ vận hành.

Trường hợp non tải hoặc quá tải sẽ làm động cơ bị quá nhiệt, dần dà theo thời gian sẽ “kiệt sức” không thể hoạt động với hiệu suất mạnh mẽ như ban đầu.

  1. Vệ sinh bụi bẩn bám vào động cơ điện

Quạt thông gió luôn phải hoạt động để tản nhiệt cho động cơ vì vậy các cánh quạt thường xuyên phải ma sát với không khí, tạo ra lực tĩnh điện hút các bụi bẩn bám vào xung quanh. Để động cơ điện đạt được độ bền nhất cần phải có sự chủ động vệ sinh từ người sử dụng bởi bụi bẩn và hoá chất bám vào động cơ không những ảnh hưởng tới khả năng vận hành, tản nhiệt bị kém đi mà còn làm tăng mức tiêu thụ điện năng.

  1. Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ động cơ điện

Bất kể những thứ gì tồn tại dưới dạng vật chất như con người hay động cơ điện cũng đều không thể hoạt động mãi mãi được, nó chắc chắn bị hao mòn theo thời gian. Chúng ta không thể nào dự báo được khi nào động cơ sẽ chết máy hoặc hỏng hóc, vì vậy ngoài việc vận hành đúng thao tác kỹ thuật cần phải kiểm tra, bảo dưỡng theo định kì để tăng tuổi thọ cho động cơ.

Mỗi động cơ điện sẽ có thời gian bảo trì khác nhau được đề xuất và khuyến cáo bởi nhà sản xuất, tuy nhiên chung quy 3 tháng là thời gian tốt nhất nên bảo dưỡng động cơ một lần nhằm kịp thời phát hiện các sự cố và giúp cho động cơ đạt được độ bền nhất có thể.

Mọi đóng góp xin để lại bình luận bên dưới, DOLIN luôn sẵn sàng để tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc từ các bạn! Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201
Chat Zalo
Gọi điện ngay