Phân biệt động cơ điện có Rotor dây quấn và Rotor lồng sóc

Chúng ta thường biết đến động cơ điện 1 pha, 2 pha hay 3 pha và cho rằng đây là cách phân loại chính đối với động cơ điện không đồng bộ.

Tuy nhiên, thay vì so sánh dựa trên số pha của nguồn cấp, ta vẫn có thể phân chia theo đặc điểm cấu tạo như động cơ có rotor lồng sóc và động cơ có rotor dây quấn. Như vậy, sự khác biệt giữa hai loại động cơ này là gì? Động cơ nào được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay với những ưu nhược điểm gì? DOLIN sẽ cùng các bạn đi giải đáp cụ thể câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

1. Động cơ rotor lồng sóc

a) Cấu tạo

Trước tiên, về cấu tạo của rotor sẽ bao gồm 3 bộ phận là lõi thép, dây quấn và trục máy.

Đối với rotor lồng sóc có công suất lớn trên 100kW thì trong các rãnh của lõi thép sẽ đặt các thanh đồng, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vòng đồng tâm tạo thành lồng sóc.

Với những động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rotor, tạo thành thanh nhôm với hai đầu đúc vòng ngắn mạch và cánh quạt làm mát.

b) Đặc điểm

Xét trong điều kiện không lý tưởng, động cơ không đồng bộ có rotor lồng sóc luôn có hệ số trượt vì vậy tốc độ quay của rotor bao giờ cũng chậm hơn tốc độ quay đồng bộ của stato.

Khi tải tăng, hệ số trượt cũng sẽ tăng dẫn đến tăng dòng điện trong động cơ, do đó sẽ làm tăng dòng trên rotor giúp cho moment xoắn cao hơn đáp ứng đủ nhu cầu tải.

c) Ưu nhược điểm

Ưu điểm

  • Cấu tạo và sử dụng đơn giản.
  • Đặc tính làm việc tốt và đảm bảo.
  • Giá thành rẻ.

Nhược điểm

  • Dòng điện mở máy cao.

2. Động cơ rotor dây quấn

a) Cấu tạo

Dây quấn làm bằng dây điện từ, đặt trong các rãnh của lõi thép rotor. Dây quấn rotor gồm ba bộ dây, đặt lệch nhau 120 độ điện, đấu hình sao, ba đầu ngõ ra được nối với ba vành trượt bằng đồng. Ba vành trượt này được cách điện với nhau và với trục. Tỳ trên ba vành trượt là ba chổi than để nối mạch điện với điện trở bên ngoài (điện trở này có thể là điện trở mở máy hoặc điện trở điều chỉnh tốc độ).

Biến trở điều chỉnh tốc độ phải làm việc lâu dài nên có kích thước lớn hơn so với biến trở mở máy. Khi tăng điện trở tốc độ của động cơ sẽ giảm.

b) Đặc điểm

Động cơ không đồng bộ rotor dây quấn có đặc điểm là có thể thêm điện trở phụ vào mạch rotor vừa giúp giảm dòng điện khi mở máy, đồng thời tăng moment khởi động, chính vì vậy đây là phương pháp duy nhất giúp động cơ loại này có ưu điểm hơn so với động cơ rotor lồng sóc.

c) Ưu nhược điểm

Ưu điểm

  • Dòng điện mở máy thấp.
  • Moment khởi động lớn.
  • Có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở mạch rotor.

Nhược điểm

  • Cấu tạo phức tạp, giá thành cao.
  • Chi phí bảo trì cao.
  • Vận hành kém tin cậy.

Với những kiến thức mà DOLIN đã đề cập, ta có thể thấy động cơ rotor lồng sóc được sử dụng nhiều trên thị trường vì những ưu điểm cũng như đặc tính hoạt động của nó tốt hơn so với động cơ có rotor dây quấn. Tuy nhiên, với những tải cần moment mở máy lớn thì động cơ rotor dây quấn lại là một lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất cho nhu cầu tải.

Hi vọng bài viết trên sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc của bạn đọc! Cảm ơn đã theo dõi, hãy để lại lời nhắn bên dưới để DOLIN có thể phản hồi sớm nhất nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201
Chat Zalo
Gọi điện ngay