Ý nghĩa các thông số kỹ thuật trên nhãn động cơ điệnNEW 

Trên bất kì loại động cơ điện nào dù là động cơ xoay chiều ba pha, một pha hay động cơ một chiều, mặc dù chúng có thể khác nhau về công suất sử dụng, khả năng vận hành và kích cỡ mẫu mã nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó là được gắn một nhãn (Nameplate) từ nhà sản xuất. Hôm nay DOLIN sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu cụ thể xem bên trong nhãn động cơ bao gồm những thông số kỹ thuật nào nhé!

Thông số kỹ thuật quan trọng trên nhãn động cơ điện

Mình sẽ lấy ví dụ về nhãn động cơ 3 pha đến từ công ty DOLIN xuyên suốt cả bài để các bạn dễ hình dung hơn.

1. Hãng động cơ

Dĩ nhiên nếu chúng ta lựa chọn một thương hiệu sản xuất động cơ uy tín và chất lượng thì bản thân người sử dụng sẽ yên tâm về chế độ an toàn trong suốt quá trình vận hành.

2. DUTY TYPE – Chế độ làm việc

Đối với động cơ, thông số này được phân thành 10 chế độ dựa theo quy ước tiêu chuẩn của IEC, bao gồm:

  • S1 là chế độ vận hành liên tục, có phụ tải không đổi theo thời gian.
  • S2 là chế độ vận hành ngắn hạn, vận hành với tải không đổi với thời gian nhỏ.
  • S3 là chế độ vận hành gián đoạn theo chu kì, vận hành với những chu kì nhỏ.

Ngoài ra đối với các cấp vận hành khác, các bạn có thể tham khảo qua bài viết mà DOLIN đã từng đề cập đến như: Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ như thế nào?

Một số động cơ sẽ không ký hiệu thông số này trên nhãn nên người sử dụng phải mặc định hiểu đây là chế độ vận hành S1.

3. OUTPUT – Thông số đầu ra

3HP: HP là đơn vị đo công suất tính bằng mã lực. 1 mã lực tương đương với 746W theo tiêu chuẩn của Anh.

2.2KW: Công suất đầu ra của động cơ theo đơn vị KW.

4. POLES – Số cực

Số cực của động cơ sẽ thể hiện tốc độ quay đồng bộ trên Stator. Đối với động cơ có 4 cực (2 cặp cực) như trong ví dụ sẽ ứng dụng cho các máy cần đạt tốc độ từ 1400 – 1500 vòng/phút vì bất kì động cơ nào cũng đều có hệ số trượt nên tốc độ ngõ ra sẽ luôn thấp hơn tốc độ quay đồng bộ.

Số cực càng cao thì tốc độ máy càng chậm, đồng thời giá thành sản xuất cao và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

5. VOLTAGE, CURRENT, FREQUENCY – Điện áp, dòng điện, tần số

Voltage: Điện áp nguồn cấp cho động cơ. Tuỳ vào phương pháp đấu nối của dây quấn bên trong động cơ mà người sử dụng cần cấp mức điện áp tương ứng. Lưới điện 3 pha điện áp 220V thì cần đấu nối tam giác . Lưới điện 3 pha điện áp 380V thì áp dụng phương pháp nối sao Y.

Current: Dòng điện định mức của động cơ.

Frequency: Tần số định mức của động cơ.

6. SPEED – Tốc độ

Như mình đã đề cập, tốc độ đồng bộ của động cơ 4 cực là 1500 RPM (Revolutions per minute – vòng/phút). Tuy nhiên, khi được cấp điện, tốc độ thật sự trên đầu trục động cơ sẽ bị trượt và giá trị này đạt 1430 RPM.

7. DEFEND GRADE – Cấp bảo vệ

IP55: IP (Ingress Protection) mang nghĩa là chỉ số dành cho sự bảo vệ chống xâm nhập. Tức là thông số thể hiện cấp độ của lớp vỏ có khả năng bảo vệ thiết bị bên trong chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và nước.

Giá trị 55 biểu thị động cơ được bảo vệ ngăn bụi xâm nhập và khả năng chống nước thấp từ mọi hướng. Đây là cấp bảo vệ cao nhất cho các động cơ thông dụng hiện nay, các hạt nước và hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 1mm cũng khó có thể xâm nhập vào.

8. INS – Lớp cách điện

Ins F: Ins (Insulation Class) mang nghĩa là lớp cách điện. Giá trị F biểu thị mức nhiệt độ tối đa mà động cơ chịu được là 155 độ C bao gồm cả nhiệt độ phát nóng bên trong cuộn dây và bên ngoài môi trường.

9. EFF – Hiệu suất

Hiệu suất càng cao thì càng tiết kiệm điện năng. Được phân ra 3 mức làm việc của động cơ:

  • IE1: Hiệu suất làm việc là 70% trở lên
  • IE2: Hiệu suất làm việc là 80% trở lên
  • IE3: Hiệu suất làm việc là 92% trở lên

EFF 84.3% : EFF (Efficiency) có nghĩa là hiệu suất của động cơ đạt IE2. Tỉ lệ này có đơn vị tính theo giá trị phần trăm và áp dụng theo tiêu chuẩn của IEC 60034 – 30.

Một số thông số kỹ thuật trên mạc động cơ khác

Ý nghĩa thông số mạc động cơ điện
Ý nghĩa thông số mạc động cơ điện

1. TYPE – Chủng loại động cơ

Tiêu chuẩn về chủng loại động cơ sẽ được kết hợp theo mỗi nhà sản xuất và mã qui cách theo tiêu chuẩn cchung quốc tế

2. DATE – Năm sản xuất

Thời gian sản xuất cũng là yếu tố quyết định đến trạng thái vận hành của động cơ ở hiện tại, là thông số để nhận biết các giai đoạn cải tiến sản phẩm từ nhà sản xuất.

3. SER.NO – Số Seri

Nếu con người phân biệt danh tính nhau thông qua chứng minh thư thì máy móc lại sử dụng một dãy số có tên gọi là số Seri. Đây là một mã riêng của mỗi doanh nghiệp có tác dụng đảm bảo chất lượng sản phẩm, giúp kiểm tra hàng thật hay hàng được làm giả trên thị trường.

DOLIN vinh hạnh là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực phân phối động cơ giảm tốc, động cơ điện 3 pha và các thiết bị công nghiệp như biến tần…Nếu có thắc mắc cần tư vấn về sản phẩm, hãy liên hệ chúng tôi ngay ở hotline nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201
Chat Zalo
Gọi điện ngay