Cách lựa chọn động cơ điện cho băng tải hợp lý nhất

Lựa chọn động cơ được xem là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong việc thiết kế một hệ thống băng tải ứng dụng vào công nghiệp và đời sống sản xuất. Lựa chọn thông số động cơ đúng đắn và phù hợp với nhu cầu tải sẽ giúp giảm thiểu chi phí phát sinh trong trường hợp sai sót, đồng thời tiết kiệm được thời gian và công sức làm việc. DOLIN hi vọng bài viết hôm nay sẽ truyền đạt đủ lượng kiến thức mà các bạn đang thắc mắc và muốn tìm hiểu. Theo dõi cùng mình nhé!

1. Lợi ích khi lựa chọn đúng thông số động cơ cho băng tải

Trong quá trình hoạt động hệ thống băng tải, người thiết kế luôn mong muốn động cơ sẽ đủ khả năng kéo lượng hàng hoá di chuyển một cách nhanh chóng tuỳ theo tốc độ đã được thiết lập trước. Chính vì vậy, việc thừa hay thiếu công suất động cơ cũng sẽ gây ra những rủi ro đáng kể cho người vận hành và ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình sản xuất.

Trong trường hợp công suất không đáp ứng đủ nhu cầu tải sẽ dẫn đến quá tải cho động cơ với các biểu hiện như phát nóng, cháy nổ và hỏng hóc cơ cấu, làm giảm tuổi thọ của động cơ.

Xem thêm: Ứng dụng động cơ giảm tốc trong ngành băng tải

Với những hệ thống quy mô nhỏ thì việc lãng phí công suất và tiêu tốn điện năng là không quá đáng kể nhưng nếu theo thời gian các chi phí này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bộ máy vận hành khi mà công suất động cơ trở nên dư thừa, cao hơn công suất tải ở thực tế.

Lựa chọn đúng thông số cho động cơ băng tải, đặc biệt là tốc độ quay cần đáp ứng hợp lí theo yêu cầu từ khách hàng nhằm gia tăng năng suất làm việc cho hệ thống và rút ngắn thời gian vận chuyển để tiến hành các công đoạn khác.

2. Các bước tiến hành lựa chọn thông số động cơ

Người thiết kế cần thực hiện các bước sau để có thể lựa chọn thông số động cơ một cách phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Bước 1: Tính tải trọng băng tải

  • Tính toán khối lượng thực của hàng hoá cùng một thời điểm trên băng tải.
  • Tính toán khối lượng của dây đai (Dây belt).
  • Tải trọng của băng tải sẽ bằng tổng hai giá trị trên (W).
  • Tìm hiểu các thông số về hệ số ma sát của động cơ (), hệ số ma sát của pully (), hệ số ma sát của hộp giảm tốc ().
  • Tính toán thời gian làm việc của băng tải: đơn vị giờ/ngày
  • Xác định tần số và nguồn điện áp của lưới điện.

Ví dụ về hệ thống phối trộn sơn tự động quy mô nhỏ có khối lượng thực của mỗi hộp sơn 500ml là dao động khoảng 1kg. Cùng thời điểm trên băng tải sẽ vận chuyển nhiều nhất là 10 hộp sơn. Dây đai có khối lượng là 5kg. Như vậy, tải trọng thực tế của băng tải sẽ là 15kg. Hệ thống hoạt động trung bình 8 giờ mỗi ngày với nguồn điện áp 220V và tần số lưới điện là 50Hz.

Bước 2: Tính tỉ số truyền

  • Tính toán tốc độ quay của băng tải khi có tải và khi không tải (V = m/phút).
  • Tính toán tỉ số truyền cho động cơ (i).
  • Tỉ số truyền của động cơ được tính toán bằng tốc độ quay của hộp số (N2) chia cho tốc độ quay của pully (N1).

Bước 3: Tính moment xoắn

  • Tính moment ở đầu pully (T1).
  • Tính moment ở đầu hộp số (T2).

Bước 4: Tính công suất của động cơ

  • Công suất của động cơ được tính toán như hình bên dưới.

Bước 5: Chọn loại động cơ

Đây là bước cuối cùng và là kết quả tổng hợp từ các bước tính toán ở phía trên để chọn lọc ra các thông số động cơ sao cho phù hợp với nhu cầu của tải và của cả hệ thống. Ngoài các thông số kỹ thuật, người thiết kế cũng cần quan tâm đến thời gian làm việc cũng như chế độ vận hành của động cơ, bên cạnh đó giá thành cũng là yếu tố quyết định đến nhu cầu mua của khách hàng.

DOLIN luôn tự hào là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị tự động hoá đặc biệt là động cơ cho băng tải. Nếu thật sự có nhu cầu tìm hiểu, hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho các bạn để có thể cùng lựa chọn một loại động cơ phù hợp nhất với mô hình của bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201
Chat Zalo
Gọi điện ngay