Motor điện 3 pha: Tất tần tật những điều bạn cần biết

motor-dien-3-pha

Motor điện 3 pha là một thiết bị được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tất tần tật tất cả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Bài viết này của chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cụ thể nhất về thiết bị này. Để giúp bạn có thể sử dụng nó vào công việc một cách trơn tru nhất.

Motor điện 3 pha có cấu tạo như thế nào?

Motor điện 3 pha là một thiết bị động cơ điện được dùng trong các ngành công nghiệp. Hoặc chúng được lắp đặt ở những dây chuyền sản xuất công suất lớn. Điển hình như: máy bơm ly tâm trục ngang, máy bơm ly tâm trục đứng,…

Cấu tạo motor điện 3 pha khá đơn giản với 2 bộ phận chính:

+ Phần động roto: Đây là bộ phận quay, có hình dạng trị rỗng. Chúng được tạo từ các thanh kim loại.

+ Phần tĩnh stato: Là các tấm thép kỹ thuật điện mỏng, được ghép với nhau. Đặc điểm của chúng là khá mỏng và có rãnh xẻ hoặc là khối thép đúc.

Dòng điện chạy trong motor 3 phase, khi qua các nam châm điện được đặt lệch trên 1 vòng tròn. Chúng sẽ tạo ra từ trường quay và các cuộn dây trong thiết bị này. Cũng được bố trí tương tự như trong máy phát điện 3 pha.

motor-dien-3-pha-2

Phân loại động mô tơ điện 3 pha

Motor 3 phase có rất nhiều cách để phân loại. Dưới đây Dong Ling sẽ hướng dẫn bạn phân loại thiết bị này từ A – Z.

1/ Phân loại động cơ dựa trên kích thước kết cấu

+ Motor điện loại lớn, loại này có trị số chiều cao trung tâm > 630mm. Trị số đường kính ngoài lõi thép stato > 99mm.

+ Motor điện loại vừa, đối với loại động cơ này sẽ có chiều cao trung tâm là 355÷630mm. Đường kính ngoài lõi thép stato nằm ở ngưỡng 560÷990mm.

+ Motor điện loại nhỏ, có chiều cao trung tâm từ 90÷315mm. Đường kính ngoài lõi thép sẽ nằm ở ngưỡng 25÷560mm.

2/ Phân loại dựa trên tốc độ quay của motor

+ Motor điện với tốc độ quay không đổi, phổ biến là loại motor 3 pha lồng sóc.

+ Motor điện điều tốc với động cơ điện có cổ góp là chính.

+ Motor điện có chiều quay.

3/ Phân loại dựa theo đặc tính khí của thiết bị.

+ Loại mô tơ 3 pha thông dụng

+ Động cơ 3 phase rãnh sâu.

+ Motor điện 2 lồng sóc.

+ Loại motor điện 2 lồng sóc đặc biệt.

+ Motor điện có roto quấn dây.

Khi động cơ điện 3 pha được đem đấu nối vào dòng điện 3 pha. Sẽ tạo ra từ trường quay nhằm làm roto quay trên trục. Roto truyền chuyển động ra bên ngoài thông qua trục máy. Từ đó, sẽ giúp vận hành các cơ cấu chuyển động của máy công cụ.

Nhiệt độ cho phép của motor điện 3 pha là bao nhiêu?

Việc duy trì nhiệt độ cho phép của motor điện 3 pha theo quy định của nhà sản xuất là điều cần thiết. Bởi vì sẽ giúp động cơ điện duy trì được trạng thái hoạt động tốt nhất và tránh bị hư hỏng.

Đối với loại motor điện 3 pha với công suất nằm ở ngưỡng 0,18Kw – 1 / 4HP. Thì cường độ dòng điện (A) là 0,62. Và điện áp là 220V/380V ( 3 PHA).

Để chọn đúng loại động cơ điện 3 pha phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bạn cần phải xem xét về các yếu tố như: Hiệu suất, đáp ứng tải, yêu cầu vận hành,…

Cách đo điện trở motor 3 pha

Để cho motor điện hoạt động ổn định, việc đo điện trở thiết bị là điều cần thiết. Bởi theo thời gian sử dụng, sẽ không tránh khỏi một số yếu tố như: Bụi bẩn, dầu mỡ, nhiệt độ làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của động cơ điện 3 pha. 

Cách đo điện trở motor 3 pha cũng khá đơn giản. Cụ thể:

+ Đầu tiên bạn phải tắt nguồn điện cho motor.

+ Tiếp theo sẽ dùng đồng hồ đo điện trở để đo từng cặp dây của motor.

+ Nên ghi lại giá trị điện trở của từng cặp dây.

Cuối cùng tiến hành giá trị điện trở của từng cặp dây với nhau. Nếu giá trị khác nhau quá lớn, có thể motor 3 phase của bạn đang bị hỏng.

Nếu bạn không chắc chắn về kết quả đo điện trở của động cơ 3 pha. Có thể nhờ đến sự giúp đỡ của kỹ thuật viên điện.

motor-dien-3-pha-2

Hướng dẫn cách đấu điện motor 3 pha

Việc đấu điện motor 3 pha đúng cách sẽ giúp động cơ điện của bạn hoạt động ổn định. Đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống điện của bạn.

Các bước đấu điện motor 3 pha được thực hiện như sau:

+ Tìm hiểu thông số của motor và nguồn điện.

+ Kiểm tra xem có đủ cáp để kết nối với motor hay không.

+ Kết nối các dây của motor với các dây của nguồn điện theo đúng thứ tự theo hướng dẫn

+ Hãy kiểm tra lại quá trình đấu nối. Điều này sẽ đảm bảo không có dây nào bị lỏng hay không được đấu nối đúng cách.

Lời kết

Như vậy, trên đây là tất tần tật những thông tin motor điện 3 pha: Cấu tạo, phân loại, cách đo điện trở,…Hi vọng sẽ cần thiết cho bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối motor điện 3 pha DOLIN. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm động cơ điện tốt với mức giá phải chăng.

Liên hệ ngay với Dong Ling nếu bạn muốn nhận bảng báo giá mới nhất về thiết bị này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201
Chat Zalo
Gọi điện ngay