TIÊU CHUẨN IEC LÀ GÌ? TIÊU CHUẨN IEC ÁP DỤNG CHO ĐỘNG CƠ ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO?

ĐỊNH NGHĨA VỀ TIÊU CHUẨN IEC

IEC là viết tắt của International Electrotechnical Commission mang nghĩa Uỷ Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế.

Tổ chức IEC được thành lập vào năm 1906, trụ sở ban đầu đặt tại London, với mục tiêu nhằm hợp thức hoá một tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực Điện – Điện Tử phục vụ nhu cầu thông hiểu cho các thiết bị điện trên phạm vi toàn thế giới.

Tính đến hiện tại, tổ chức IEC bao gồm khoảng trên 6500 tiêu chuẩn về thiết kế và lắp đặt hệ thống điện.

Việt Nam đã trở thành Thành viên liên kết với tổ chức IEC kể từ năm 2002, hiện nay có khoảng 188 Tiêu chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN) trong lĩnh vực Điện – Điện Tử được chấp nhận tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.

tiêu chuẩn IEC là gì
Hình 1. Định nghĩa tiêu chuẩn IEC

ĐIỀU KIỆN TIÊU CHUẨN 

Các chế độ vận hành

Có 10 cấp chế độ vận hành được quy ước theo tiêu chuẩn IEC, bao gồm:

  • S1 là chế độ vận hành liên tục, có phụ tải không đổi theo thời gian.
  • S2 là chế độ vận hành ngắn hạn, vận hành với tải không đổi với thời gian nhỏ.
  • S3 là chế độ vận hành gián đoạn theo chu kì, vận hành với những chu kì nhỏ.
  • S4 là chế độ vận hành gián đoạn theo chu kì kèm theo khởi động.
  • S5 là chế độ vận hành gián đoạn theo chu kì kèm theo hãm điện.
  • S6 là chế độ vận hành liên tục có phụ tải gián đoạn.
  • S7 là chế độ vận hành liên tục có hãm điện.
  • S8 là chế độ vận hành liên tục theo chu kì với phụ tải biến thiên theo tốc độ.
  • S9 là chế độ vận hành có phụ tải và tốc độ biến thiên không theo chu kì.
  • S10 là chế độ vận hành với phụ tải rời rạc không đổi.

Với mỗi chế độ vận hành có một đặc tính định mức phù hợp.

Điều kiện vận hành

– Độ cao không quá 1000m so với mặt nước biển.

– Nhiệt độ môi trường không vượt quá 400°C.

– Chất lưu làm mát không quá 250°C và tối thiểu không bé hơn -150°C.

– Chất lưu khí làm mát có hidro chiếm không dưới 98%.

Điều kiện về cấp cách điện

Cấp cách điện (Insulation Class) được đánh giá dựa trên độ bền nhiệt. Vì vậy cấp cách điện hay còn gọi là cấp chịu nhiệt (Thermal Class) được kí hiệu bằng với giá trị nhiệt độ sử dụng liên tục lớn nhất theo khuyến cáo, đơn vị tính bằng độ Celsius.

Theo tiêu chuẩn IEC, cấp cách điện được phân thành 9 cấp nhưng phạm vi bài viết chỉ đề cập đến 4 cấp độ thường được sử dụng nhất trên các động cơ hiện nay.

Hình 2. Ý nghĩa các kí hiệu về cấp cách điện

Điều kiện về cấp tản nhiệt

Cấp tản nhiệt có hai cách kí hiệu, một kí hiệu đầy đủ gồm 5 kí tự có bắt đầu bằng chữ cái mã hoá IC (International Cooling) cộng với 5 kí số ở phía sau và một kí hiệu giản lược cũng bắt đầu bằng chữ cái IC nhưng hậu tố chỉ cộng với 3 kí số.

Bên dưới là hình ảnh mô tả một ví dụ về kí hiệu đầy đủ IC8A1W7. Cần tra bảng về Cấp tản nhiệt và Chất lưu làm mát để nắm được ý nghĩa của các chữ số được nhắc đến.

Hình 3. Ví dụ về cấp tản nhiệt với kí hiệu đầy đủ
Hình 4. Ý nghĩa các giá trị về cấp tản nhiệt
Hình 5. Ý nghĩa các kí hiệu của phương pháp làm mát

Các cấp bảo vệ

IP là tên viết tắt của Ingress Protection mang nghĩa là chỉ số dành cho sự bảo vệ chống xâm nhập. Tức là thông số thể hiện cấp độ của lớp vỏ có khả năng bảo vệ thiết bị bên trong chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và nước.

Chỉ số IP thường sẽ có 2 kí tự ở hậu tố ví dụ như IP68, IP54…Chỉ số đầu tiên sẽ biểu thị cho mức độ chống bụi và chữ số thứ hai biểu thị cho mức độ chống nước của động cơ.

Hình 6. Ý nghĩa chỉ số IP

Mức công suất tiếng ồn

Âm thanh khi vận hành động cơ cũng là một trong các tiêu chuẩn cần được quy ước nahừm tránh gây ô nhiễm tiếng ồn cho môi trường xung quanh. Giá trị của công suất định mức sẽ quyết định đến mức tối đa mà công suất âm thanh cho phép phát ra trên mỗi động cơ, đơn vị được tính theo dB.

Hình 7. Mức tối đa của công suất âm thanh đối với động cơ

Mọi đóng góp xin liên hệ thông qua phần bình luận bên dưới. Cảm ơn bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201
Chat Zalo
Gọi điện ngay